Hậu quả của việc sử dụng nước nhiễm bẩn lâu ngày

Địa chỉ: Số 9 Đường số 7, Khu Melosa, Quận 9, TP.HCM

Hậu quả của việc sử dụng nước nhiễm bẩn lâu ngày
Ngày đăng: 08/07/2022 09:23 AM

     Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người nhưng đi liền với sự phát triển kinh tế – xã hội chính là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, trong đó có môi trường nước. Tại Việt Nam, thực tế này đang gây ra những ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của người dân. Nhưng ở một số vùng nước ta, nhiều người dân vẫn chưa thực sự xem trọng vấn đề sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ. 

Những hậu quả của việc dùng nước sinh hoạt bẩn lâu ngày


     Nước sinh hoạt nhiễm bẩn là hiện tượng nước trong các ao hồ, biển, sông suối, mạch nước ngầm bị ô nhiễm bởi các chất độc hại có trong chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý, thuốc bảo vệ thực vật,… Ngoài ra, còn một số yếu tố tự nhiên như các mỏ khoáng gần mạch nước ngầm. Tất cả những điều này là nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm.

Hậu quả của việc sử dụng nước nhiễm bẩn lâu ngày

Viêm ruột

     Được cho là căn bệnh mạn tính do viêm đường ruột. Bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, một phần do di truyền nhưng đa số do thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng các thực phẩm hay nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính. Viêm ruột thường kéo dài từ 24 – 72h kèm theo buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trầm trọng nhất nếu gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi vì khi bị bệnh thể trạng mất nước cũng như rối loạn cân bằng điện giải xảy ra nhanh chóng hơn. Thậm chí có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Bệnh tả

     Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrrio Cholerae) gây ra lây truyền qua đường tiêu hóa. Người lớn bị tả thường không sốt, ít đau bụng nhưng có biểu hiện là đi tiêu phân lỏng nhiều, ói nhiều lần… dẫn đến mất nước và điện giải làm cho bệnh nhân mệt lả, bị chuột rút. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến trụy tim mạch, kiệt sức và tử vong. Bệnh Tả dễ gây thành dịch, thường xảy ra vào mùa hè, sau những đợt thiên tai lớn (bão, lụt…) và ở những nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch, xử lý phân, rác chưa tốt…

Hậu quả của việc sử dụng nước nhiễm bẩn lâu ngày

Bệnh thương hàn

     Là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toàn thân do S.typhi gây nên. Người bị bệnh ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Hàng năm trên thế giới có khoảng 16 – 33 triệu người mắc bệnh thương hàn trong đó 5 – 6 nghìn người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới đã đặt bệnh thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm quan trọng có khả năng lây lan mạnh nhất ở lứa tuổi từ 5 – 19.

     Bệnh thương hàn lây lan qua đường tiêu hóa, có đặc điểm lâm sàng như sốt kéo dài gây nên biến chứng nguy hiểm: Xuất huyết tiêu hóa, viêm não, nhiễm trùng huyết… Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do ăn uống phải những loại thực phẩm mang vi trùng, nước sinh hoạt bị nhiễm chất thải có vi khuẩn thương hàn không được nấu chín hoặc do ăn những thức ăn tươi sống rửa bằng nguồn nước nhiễm khuẩn thương hàn. 

Bệnh lỵ trực khuẩn

     Đây là 1 loại bệnh viêm đại tràng cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra, bệnh còn được gọi với nhiều tên khách như: Lỵ trực trùng, xích lỵ, lỵ nhiệt độc,… Khi mắc phải, bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần kèm theo máu, hậu quả làm cho mất nước và muối, khiến hôn mê thậm chí dẫn đến tử vong.

Hậu quả của việc sử dụng nước nhiễm bẩn lâu ngày

     Bệnh lỵ trực khuẩn lây trực tiếp là từ người sang người hoặc do bàn tay bẩn nhiễm khuẩn hoặc lây gián tiếp thường qua nước uống, thức ăn. Nước uống cũng là trung gian truyền bệnh tả, lỵ hàng đầu do chưa được xử lý triệt để.

Bệnh lỵ amip

     Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolitica. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ 10%. Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành mang mầm bệnh có nơi lên đến 25%, tại TPHCM, tỷ lệ trung bình là 8%. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 20 – 30, trẻ em dưới 5 tuổi ít có khả năng mắc bệnh hơn.

     Bệnh lỵ amip dễ hoành hành trong điều kiện sinh hoạt kém, ăn uống thiếu vệ sinh, vệ sinh ngoại cảnh thấp, rác thải quanh nhà tạo điều kiện cho ruồi phát triển và mang Amip reo rắc khắp nơi. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, Amip theo thức ăn, nước uống vào cơ thể, khi đến ruột thì xâm nhập vào niêm mạc ruột, gây ra những vết loét nhỏ trong lòng ruột và biểu hiện bên ngoài hội chứng lỵ.

Nhiễm giun sán

     Nhiễm giun, sán là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Theo tổ thức Y tế thế giới (WHO) có đến 75% người Việt Nam mắc bệnh giun sán, trong số đó trẻ em chiếm tỷ lệ từ 70 – 90%. Ấu trùng của các loại giun này sẽ chui vào ruột, mật, não, mắt… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:

Đăng ký nhận tin

Nhập vào thông tin bên dưới để nhận tin sớm nhất từ chúng tôi
Zalo
Hotline